Chính sách Kinh_tế_Cộng_hòa_Dân_chủ_Nhân_dân_Triều_Tiên

Hơn bất cứ nước nào trên thế giới, CHDCND Triều Tiên áp dụng chính sách điều hành kinh tế bằng những mệnh lệnh từ cấp cao, ít chịu ảnh hưởng của thị trường,[35] tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế trì trệ trong nhiều thập kỷ do chính sách kế hoạch tập trung và những vấn đề hàng đầu trong thay đổi chiến lược của Bình Nhưỡng, sự kiệt quệ của nền kinh tế và khả năng phục hồi kém mà các nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên đang dần dần áp dụng chính sách mở cửa để thu hút đầu tư nước ngoài. Chiến lược chính là thúc đẩy phát triển các khu kinh tế thương mại tự do gần khu vực biên giới đã được lập ra trước đây[35] đồng thời Triều Tiên do kiệt quệ kinh tế nên luôn dọa chiến tranh tổng lực nhằm tạo áp lực, yêu sách viện trợ.[36]

Trước đây, CHDCND Triều Tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế trong giai đoạn hơn mười năm, nước này đã ra sức phấn đấu xây dựng đất nước và bước đầu đạt được một số thành tựu. Năm 1990, Đảng Lao động Triều Tiên đã tổ chức động viên toàn thể nhân dân bước vào công cuộc xây dựng đất nước, đưa ra đường lối xây dựng kinh tế trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp quốc phòng, đồng thời thúc đẩy phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp, để có thể bảo đảm mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh ngay trong vòng bao vây cô lập và cấm vận của các thế lực thù địch.

Để tăng năng suất nông nghiệp và công nghiệp, kể từ những năm 1960, Chính phủ CHDCND Triều Tiên đã thử áp dụng một số hệ thống quản lý như hệ thống làm việc Taean.[37] Tăng trưởng GDP của CHDCND Triều Tiên chậm nhưng ổn định, mặc dù trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng đã dần dần tăng tốc lên với 3,7% trong năm 2008 tốc độ nhanh nhất trong gần một thập kỷ, phần lớn là do một sự tăng trưởng mạnh 8,2% trong lĩnh vực nông nghiệp.[38] Năm 2008, CHDCND Triều Tiên đã ra lệnh đóng cửa trường đại học và yêu cầu sinh viên nghỉ học trong một năm để tái thiết kinh tế, các trường đại học bị đóng cửa trong 10 tháng khi các sinh viên được huy động tham gia các công việc ở trang trại, nhà máy và công trường xây dựng và điều này là chỉ dấu cho rằng nước này đang huy động mọi nguồn lực để giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực và những vấn đề kinh tế của nước này.[39]

Trong thời điểm hiện nay, phần lớn nền kinh tế CHDCND Triều Tiên đang trong thời kỳ khó khăn, nhưng các nhà phân tích cho rằng, dù là nước nghèo về kinh tế, CHDCND Triều Tiên vẫn có thể tạo nhiều cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài một khi mở cửa. Cơ hội đặc biệt lớn với các lĩnh vực như xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, bất động sản... thị trường với 23 triệu dân của CHDCND Triều Tiên còn đang thiếu cả những hàng hóa cơ bản nhất. Kể từ giữa năm 2002, chương trình cải cách từng phần của Triều Tiên đã làm tăng vai trò của thị trường trong nền kinh tế. Mặc dù hiện nay nước này chưa chính thức công bố chính sách tư nhân hoá các trang trạicông ty quốc doanh, nhưng một số đạo luật đã được ban hành để đưa đất nước phát triển theo hướng kinh tế thị trường.[40] Triều Tiên từng tuyên bố sẽ mở một đặc khu kinh tế trên hai hòn đảo gần biên giới với Trung Quốc[12] điều đó cho thấy cũng đã có những dấu hiệu manh nha của kinh tế thị trường tại Triều Tiên.[8]

Sau những vụ bắn thử tên lửa và thử hạt nhân, CHDCND Triều Tiên đã bị Liên Hợp Quốc trừng phạt về kinh tế và rất cần đến Trung Quốc hỗ trợ. Trung Quốc cũng đã tìm cách thuyết phục CHDCND Triều Tiên tiến hành các cải cách kinh tế, thế nhưng, lãnh đạo CHDCND Triều Tiên rơi vào tình thế nan giải. Một mặt, các cuộc cải cách có thể giúp cải thiện tình hình kinh tế, nhưng mặt khác, điều này buộc chế độ CHDCND Triều Tiên phải từ bỏ chính sách chạy đua vũ trang, vốn vẫn được Bình Nhưỡng xem là bức tường rào ngăn cản mọi âm mưu tấn công nước này.[41]

Tư tưởng chủ thể

Bài chi tiết: Chủ thểTiên quân

Cũng như tất cả các mặt của đời sống xã hội CHDCND Triều Tiên, lĩnh vực kinh tế nước này cũng chịu ảnh hưởng của Tư tưởng Chủ thể (Juche) trong đó nhấn mạnh tính tự lập, tự chủ, tự lực, tự cường, tự túc, tự cấp. Kim Nhật Thành đưa ra khẩu hiệu Chủ thể vào ngày 28 tháng 12 năm 1955, đến năm 1996 thì bổ túc thêm nguyên tắc Tiên quân (先軍, songun, có nghĩa là quân đội trước tiên) làm một phần của thuyết Chủ thể. Các nguyên tắc đó là:

  • Độc lập về chính trị (chaju, Hán Việt: Tự chủ)
  • Tự chủ về kinh tế (charip: Hán Việt: Tự lập)
  • Tự vệ về quốc phòng (chawi: Hán Việt: Tự vệ)

Trong lịch sử CHDCND Triều Tiên, một trong những hành động áp dụng có mục đích đầu tiên của Chủ thể là kế hoạch 5 Năm (1956-1961), cũng được gọi là Phong trào Chollima, dẫn tới Phương pháp Chongsan-riHệ thống Làm việc Taean. Kế hoạch 5 năm có mục tiêu đẩy nhanh phát triển kinh tế CHDCND Triều Tiên, với trọng tâm công nghiệp nặng, để đảm bảo sự độc lập chính trị khỏi cả Liên bang Xô Viết và chế độ Mao Trạch Đông tại Trung Quốc. Tuy nhiên, Phong trào Chollima cũng áp dụng chính sách tập trung nhà nước tương tự như điều gắn liền với Kế hoạch 5 năm lần thứ Nhất của Liên Xô năm 1928. Chiến dịch này trung khớp với và một phần dựa trên Kế hoạch 5 năm lần thứ 1 và Đại nhảy vọt của Mao. CHDCND Triều Tiên có lẽ đã tránh được những thảm hoạ của cuộc Đại Nhảy Vọt.

Kim Nhật Thành (phải) và con trai Kim Chính Nhật

Mục tiêu cao nhất của Triều Tiên là thống nhất bán đảo và dân tộc Triều Tiên, mọi nỗ lực của đất nước và người dân đều nhằm phục vụ cho mục đích này. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu thì nước này phải đối diện với những đối thủ rất mạnh là Hàn QuốcHoa Kỳ. Do vậy, CHDCND Triều Tiên thi hành chính sách kinh tế Tiên quân (Songun), nghĩa đen là quân sự trước hết. Theo Thông tấn xã KCNA của CHDCND Triều Tiên giải thích như sau:[42]

"Chính sách Songun của Đảng Công nhân Triều Tiên thể hiện phương thức chính trị Xã hội chủ nghĩa đem lại lợi ích nhất, qua đó tình yêu thương nhân dân được cụ thể hóa trọn vẹn. Chính sách Songun là phương thức chính trị của nền độc lập chống lại chủ nghĩa đế quốc, vốn đòi hỏi bảo vệ số phận nhân dân bằng vũ khí.Chính sách này là một phương thức chính trị chính đáng nhằm tăng sức mạnh cho quân đội cách mạng thành một quân đội vô địch và có khả năng quét sạch không thương tiếc bọn đế quốc xâm lược. Chính vì thế chính sách này được quần chúng nhân dân đang khao khát giữ gìn độc lập hậu thuẫn tuyệt đối".

Với chính sách Tiên quân, CHDCND Triều Tiên hiện có đội quân hùng mạnh thứ 5 thế giới, với 1,2 triệu binh sĩ. Để tăng cường khả năng quốc phòng, ban lãnh đạo CHDCND Triều Tiên tập trung nguồn lực quan trọng cho các mục đích quân sự. Theo đó, hơn 1/4 ngân sách nhà nước được chi cho quân đội. Điều này được thực hiện bất chấp thực tế phức tạp của thập niên 1990, khi nạn đói xảy ra nghiêm trọng tại Triều Tiên.

Năm 2009, Hiến pháp CHDCND Triều Tiên có sự thay đổi mới, theo hướng tăng cường hơn nữa vai trò của giới quân sự trong tất cả các lĩnh vực đời sống. Như vậy, CHDCND Triều Tiên đã tạo lập một cơ sở pháp lý rộng rãi cho việc quân sự hóa đất nước hơn nữa, cho quyền lực vô hạn của bộ máy quân sự, đồng thời sử dụng lực lượng vũ trang như là quân đội của lãnh tụ tối cao của đất nước.

Tất cả đời sống kinh tếxã hội được xây dựng trên mô hình quân sự. Quá trình quân sự hóa đất nước đã đạt được kết quả nhất định. Bộ máy tuyên truyền, vai trò của nó được chuyển giao cho Đảng Lao động Triều Tiên, hoạt động với các khái niệm như: Bảo vệ lãnh tụ, Tinh thần quân nhân cách mạng, Chiến đấu thần tốc, Cả nước là một mặt trận, mỗi huyện, xã là một pháo đài, Chiến đấu tới cùng, Đế quốc Mỹ là kẻ thù chung của chúng ta... Quân đội nhân dân Triều Tiên tuyên bố là quân đội của lãnh tụ và đảng. Sau khi Kim Chính Nhật qua đời, CHDCND Triều Tiên đã tuyên bố rõ ràng nước này vẫn thực hiện chính sách songun - ưu tiên quân sự hàng đầu - theo đó quân đội được ưu tiên hơn bất kỳ mọi lực lượng khác.

Cải cách

Năm 2002, CHDCND Triều Tiên từng thực hiện một số biện pháp cải cách kinh tế, trước hết tập trung vào giá, lương tiền, quản lý kinh tế với mục đích xoá dần chế độ bao cấp, làm sống động nền kinh tế, nâng cao đời sống (xóa tem phiếu, tăng lương từ 12-20 lần, tăng giá hàng, tăng tính chủ động cho cơ sở, cho phép mở một số chợ trong cả nước. Chính phủ CHDCND Triều Tiên cũng tuyên bố sẽ tạo cơ hội cho các công ty trong nước liên doanh và hợp tác với các tổ chức quốc tếquốc gia nước ngoài.[43] Năm 2010, Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên đã quyết định thành lập Ngân hàng Phát triển Quốc gia, chọn tập đoàn đầu tư CHDCND Triều Tiên Daepoong như cửa ngõ thu hút đầu tư quốc tế vào ngân hàng này. Bên cạnh đó, Bình Nhưỡng cũng thành lập tập đoàn phát triển đầu tư Pyeonggon. Tập đoàn này có nhiệm vụ tìm kiếm nhà đầu tư cho dự án xây dựng 100 nghìn căn hộ tại Bình Nhưỡng và thu hút đầu tư quốc tế vào các ngành nông nghiệp, chế tạo sản xuất và tài chính của Triều Tiên.[43]

CHDCND Triều Tiên trước ngưỡng cửa đổi mới với những chính sách thay đổi trong nông nghiệp, kinh doanh đặc biệt là về phân phối thu nhập

Vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2012, có thông tin về kế hoạch kinh tế cải cách có thể sắp được thực hiện của CHDCND Triều Tiên. Nội dung của kế hoạch này được cho là tăng cường tính tự chủ và khuyến khích cho người dân trong các lĩnh vực nông nghiệp và kinh doanh.[29] Trước đó, Chính phủ CHDCND Triều Tiên đã bãi bỏ lệnh cấm đi giày cao gót hoặc đeo hoa tai ở nơi công cộng đối với phụ nữ, cho phép các cửa hàng ăn bán đồ đặc trưng của phương Tây như bánh pizza.[44] Mặc dù vậy, chi tiết cụ thể và phương hướng thực hiện kế hoạch cải cách kinh tế vẫn không được công bố, có một vài tiến bộ ở lĩnh vực nông nghiệp, nhưng các cải cách kinh tế cơ bản vẫn vắng bóng, Triều Tiên tiếp tục trong tình trạng lạm phát cao và thiếu hụt nguồn cung hàng hóa các loại.[29]

Trước đây, CHDCND Triều Tiên thường tập trung tất cả các nguồn tài nguyên và tiền bạc để xây dựng lực lượng quân đội. Khi đã sở hữu vũ khí hạt nhân (dù ở mức độ nào đó), họ không cần tập trung cho quốc phòng nữa mà thay vào đó là phát triển kinh tế. Chiến lược mới mà nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đưa ra mới đây hoàn toàn khác biệt với chính sách cân bằng giữa kinh tế và quân đội mà Kim Nhật Thành đã thực thi trong những năm 60 của thế kỷ XX cũng như chính sách tiên quân chính trị kết hợp với phát triển lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp nhẹ mà Kim Jong-il đã thực hiện trước đó[36]

Vào năm 2013, Thông điệp năm mới mà Kim Jong-un đưa ra là những tín hiệu về sự thay đổi cơ bản trong chính sách để Triều Tiên khởi động một tiến trình cải cách kinh tế. Trong thông điệp này, Kim Jong-un đã kêu gọi những nỗ lực toàn diện để đưa đất nước trở thành một người khổng lồ về kinh tế. Ông đã tuyên bố rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của CHDCND Triều Tiên là "xây dựng một nền kinh tế khổng lồ" hướng tới "tăng sản lượng nhanh chóng, ổn định và cải thiện điều kiện sống cho người dân"[45] Nhiều dự báo cho thấy đang có một kế hoạch tổng thể trong đó Triều Tiên muốn mở cửa nền kinh tế ngay trong năm,[46] trước đó, Triều Tiên đã không ít lần phát đi những dấu hiệu cải cách nền kinh tế của nước này.[29] Sau đó, trong một bài phát biểu Kim Jong-un đã khẳng định quyết tâm sẽ không để người dân CHDCND Triều Tiên không phải thắt lưng buộc bụng thêm nữa[29] và Bình Nhưỡng tuyên bố thực hiện song song hai chính sách đẩy mạnh phát triển kinh tế và xây dựng năng lực hạt nhân.[47] Song song với các biện pháp cải cách nông nghiệp, CHDCND Triều Tiên cũng đang tiến hành các biện pháp cải cách tiền lương, theo đó, các doanh nghiệp được phép dùng một phần thu nhập của mình để trả thêm lương, thưởng cho công nhân. Tuy nhiên, giới chức CHDCND Triều Tiên cho biết các phương pháp quản lý kinh tế mới không phải dấu hiệu cho thấy CHDCND Triều Tiên đang áp dụng hệ thống kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa.[48]

Thực tế cho thấy Kim Jong-un đang thực hiện cải cách nông nghiệp và kinh tế, sau khi bãi toàn bộ chức vụ của tổng tham mưu trưởng quân đội Ri Yong-ho do ông này phản đối kế hoạch. Ban lãnh đạo ở Bình Nhưỡng đã lập một ủy ban cải cách, nhằm nắm lấy quyền kiểm soát nền kinh tế vốn ở trong tay quân đội,[44] ngoài ra, chuyến thăm của ông Jang Song Thaek tới Trung Quốc tháng 8 năm 2012 cũng gây chú ý bởi được cho là nhằm mục đích học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế của Trung Quốc. Cũng trong chuyến thăm này, ông này đã kêu gọi Trung Quốc đầu tư vào các đặc khu kinh tế nằm giữa biên giới hai nước.

Một trong những giải pháp mà CHDCND Triều Tiên đã và đang thực hiện là việc Quốc hội nước này đã quyết định tái sử dụng nhà cải cách kinh tế Pak Pong-ju làm Thủ tướng Chính phủ đã cho thấy rõ mục tiêu khôi phục và phát triển nền kinh tế quốc gia.[36] Việc Bình Nhưỡng cũng đã bổ nhiệm ông Pak Pong Ju vào vị trí Thủ tướng đã làm gia tăng những hy vọng sẽ có những cải tổ rộng lớn về kinh tế bởi ông Pak được biết đến như một người từng nỗ lực đưa ra các cải cách kinh tế ở CHDCND Triều Tiên.[49] Trong nhiệm kỳ Thủ tướng trước, là một nhà kỹ trị kỳ cựu, ông Pak Pong-ju từng dẫn dắt công cuộc cải cách kinh tế ở Triều Tiên khi làm thủ tướng giai đoạn 2003 - 2007 nhưng không mấy thành công, ông Pak Pong Ju ủng hộ các biện pháp như tăng lương, cởi mở hơn với các hoạt động thị trường, tăng cường khuyến khích nông dân sản xuất… tuy nhiên, các chính sách này nhanh chóng bị đảo ngược sau khi bị chỉ trích là tư bản thái quá. Những nỗ lực này đã vấp phải sự phản đối từ phía đảng Lao động cầm quyền và quân đội Triều Tiên, rút cục khiến ông mất chức Thủ tướng.[49]

Tân thủ tướng CHDCND Triều Tiên đã tập trung vào kinh tế, ông tham dự nhiều hơn các hoạt động kinh tế và ban hành các chính sách cụ thể, nhấn mạnh cần phải có các chiến lược quản lý mới để theo kịp sự phát triển trong thế kỷ mới, kêu gọi vạch ra các kế hoạch điều hành và tuyển dụng chi tiết cũng như thảo luận việc áp dụng công nghệ vào đồng áng để tăng sản lượng nông nghiệp điều này đang từ từ đặt nền móng cho một chương trình cải cách kinh tế kiểu mới mà chú ý đến nền kinh tế vốn ảnh hưởng trực tiếp đối với đời sống người dân.[50]

Từ bên ngoài, nhiều chuyên gia cho rằng, sẽ tốt hơn nếu CHDCND Triều Tiên học tập mô hình của Việt Nam. CHDCND Triều Tiên sẽ bắt đầu những thay đổi và Việt Nam được xem là một mô hình hiện đại hóa kinh tế để CHDCND Triều Tiên học theo, người Triều Tiên tin rằng, Việt Nam áp dụng một chính sách kinh tế trong đó, Việt Nam giữ vai trò kiểm soát trong quan hệ với các quốc gia khác.[27] Thực tế, Bình Nhưỡng không muốn sao chép mô hình của Trung Quốc mà quan tâm đến mô hình của Việt Nam trong đó bước đi đầu tiên là chuẩn bị mở cửa nền kinh tế để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. CHDCND Triều Tiên đã nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia kinh tế và luật gia Đức để đặt nền móng cho bước đi này. CHDCND Triều Tiên trước hết quan tâm tới việc ban hành luật mới liên quan đến vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài nhưng không muốn sao chép mô hình Trung Quốc, trong đó kêu gọi thiết lập đặc khu kinh tế cho các nhà đầu tư nước ngoài.

CHDCND Triều Tiên đã mở khu công nghiệp Kaesong ở biên giới với Hàn Quốc như một mô hình thử nghiệm kinh tế mới. Kaesong đã tạo nhiều công ăn việc làm cũng như ngoại tệ cho Bình Nhưỡng, nhưng hoạt động của khu công nghiệp này cũng thường bị ảnh hưởng bởi những nóng lạnh trong mối quan hệ liên Triều. Một mô hình mở cửa kinh tế khác của CHDCND Triều Tiên được thực hiện ở một thành phố biên giới với Trung Quốc ở phía đông bắc, khu kinh tế thương mại tự do Rason.[44]

Lương thực luôn là vấn đề nan giải tại CHDCND Triều Tiên

Cũng trong năm 2013, CHDCND Triều Tiên cũng từng thực hiện việc thay mô hình kinh tế, theo đó chính quyền Bình Nhưỡng cho phép người dân tự điều hành các nhà máy hay công ty cũng như tự ấn định giá sản phẩm, tuy vậy vẫn như trước đây, nhà nước có toàn quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm lãnh đạo của xí nghiệp nhưng không cho mở các doanh nghiệp tư nhân và đây được cho là các biện pháp mới nhằm chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường. Những cải cách này cũng sẽ được thực hiện cả trong nông nghiệp. Nông dân sẽ được hưởng 30% sản phẩm mà họ làm ra mà trước đó nhà nước thu toàn bộ sản phẩm. Đến nay người dân CHDCND Triều Tiên có thể sở hữu tài sản dư thừa vượt mức quy định của nhà nước. Những cải cách này được đưa ra trong nước như một kế hoạch riêng của nhà nước xã hội chủ nghĩa chứ không phải do ảnh hưởng bên ngoài.[51]

Với những thay đổi về chính sách tiền lương và nông nghiệp, CHDCND Triều Tiên có thể đang bắt đầu đi theo con đường của Trung Quốc khi nước này tiến hành thử nghiệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp ở CHDCND Triều Tiên đã được phép sử dụng một phần nguồn thu để trả thêm lương cho công nhân mà trước đây, các khoản lương ở CHDCND Triều Tiên đều do nhà nước quy định. Chính sách mới này đã trao cho các nhà quản lý doanh nghiệp quyền quyết định mức lương cho công nhân nếu họ cải thiện được năng suất, sau khi hoàn lại cho nhà nước tiền đầu tư, các doanh nghiệp có thể tự thiết lập mức lương chứ không theo quy định của nhà nước, và chi trả cho công nhân theo hiệu quả công việc. CHDCND Triều Tiên cũng đưa ra chính sách mới cho phép các nhà quản lý nông trại nhiều quyền lực hơn trong các quyết định quản lý và cho phép nông dân giữ lại nông sản thừa để mua bán hoặc trao đổi thay vì nộp lại tất cả cho nhà nước[45]

Theo các nhà phân tích, với những thay đổi về chính sách này, CHDCND Triều Tiên có thể đang bắt đầu đi theo con đường của Trung Quốc và tiến hành thử nghiệm nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu chứng tỏ CHDCND Triều Tiên đang áp dụng hệ thống thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản, cũng không phải là cải cách hay mở cửa vì Triều Tiên vẫn tiếp tục thực hiện chính sách sở hữu nhà nước đối với công cụ sản xuất[45]